Phạm vi nghiên cứu Đại số tuyến tính

Không gian vector

Cấu trúc chính của đại số tuyến tính là các không gian vector. Một không gian vector trên trường số F là một tập V kèm theo phép toán hai ngôi. Các phần tử trong V gọi là những vector, các phần tử trong F gọi là vô hướng. Phép toán đầu tiên là phép cộng vector, cộng 2 vector v và w cho ra một vector thứ 3 v + w. Phép toán thứ hai là phép nhân một vô hướng a với bất kỳ vector v nào và kết quả cho ra một vector mới av, phép toán này gọi là phép nhân vô hướng của v với a.Các phép nhân và cộng trong không gian vector phải thỏa mãn các tiên đề sau,[1] với u, v và w là các vector trong tập V, a và b là các vô hướng trong trường số F.

Tiên đềCông thức biểu diễn
Tính kết hợp của phép cộngu + (v + w) = (u + v) + w
Tính giao hoán của phép cộngu + v = v + u
Phần tử trung hòa của phép cộngTồn tại một phần tử 0 ∈ V, sao cho v + 0 = v với mọi v ∈ V.
Phần tử nghịch đảo của phép cộngVới mọi v ∈ V, tồn tại một phần tử −v ∈ V, gọi là phần tử nghịch đảo của v, sao cho v + (−v) = 0
Tính phân phối của một phép nhân vô hướng với một phép cộng vector  a(u + v) = au + av
Tính phân phối của một phép nhân vô hướng với một phép cộng vô hướng(a + b)v = av + bv
Phép nhân vô hướng kết hợp với phép nhân trong trường các số vô hướnga(bv) = (ab)v [nb 1]
Phần tử đơn vị trong phép nhân vô hướng1v = v, với 1 là phần tử đơn vị của phép nhân trong trường số F.

Ánh xạ tuyến tính

Cho 2 không gian vector V và W trên trường F, một biến đổi tuyến tính (còn gọi là ánh xạ tuyến tính) là một ánh xạ:

T : V → W {\displaystyle T:V\to W}

có tính kết hợp với phép cộng và phép nhân vô hướng:

T ( u + v ) = T ( u ) + T ( v ) , T ( a v ) = a T ( v ) {\displaystyle T(u+v)=T(u)+T(v),\quad T(av)=aT(v)}

với mọi vector u,v ∈ V và một vô hướng a ∈ F.